Kỹ thuật hàn điện cho người mới bắt đầu.

Kỹ thuật hàn điện cho người mới bắt đầu bao gồm:

  • Chọn que hàn để hàn
  • Cài đặt dòng điện thích hợp cho máy
  • Mồi hồ quang
  • Kiểm soát chiều dài hồ quang và dao động que hàn.
  • Kết thúc mối hàn

Thực chất những bước trên là tất cả các bước đều phải thực hiện khi bạn đã hàn thành thạo, chỉ là khi quen rồi bạn có thể gộp một vài bước

1.Lựa chọn que hàn.

Trước tiên bạn phải kiểm tra xem que hàn còn dùng được không. Nghĩa là thuốc bọc còn dùng được, có thể được sấy hoặc không, nhưng nhất định không được nứt vỡ thuốc bọc hay là bị mốc.

– Việc lựa chọn que hàn sẽ phụ thuộc vào độ dày mỏng khác nhau của vật hàn, tư thế hàn, với người mới thì phôi thử nên để ở tư thế hàn ngửa- 1G để dễ dàng thao tác ban đầu.

– Có các kích thước que hàn phổ thông đường kính là: 2.6mm, 3.2mm, 4.0mm- Với người mới tập nên dùng que 3.2mm để hàn cho dễ dàng

2.Kỹ thuật hàn điện – Cài đặt dòng

Dễ dàng nhất là đặt theo khuyến cáo của hãng que hàn, với từng đường kính que mà ta đặt khác nhau, thường que hàn đường kính 2.6mm thì đặt dòng khoảng 80-110 A, 3.2mm đặt dòng 110-160 A..

Tùy thuộc vào vị trí hàn và kinh nghiệm thì sau này sẽ biết tự điều chỉnh dòng hàn cho phù hợp với cách hàn của riêng mình.

3. Mồi hồ quang và dao động mối hàn.

Kĩ thuật hàn điện – Đây là bước khó đầu tiên cho người mới hàn, bạn cần giữ bình tĩnh và làm đúng theo quy trình, không được giật mình khi xuất hiện hồ quang– thường thì ai cũng bị giật mình khi ban đầu cả. 🙂

Các bước như sau: kẹp que hàn chắc chắn vào mỏ, ướm đầu que hàn vào vị trí muốn đặt điềm hàn, kiểm tra chắc chắn vật hàn đã được nối mass, dùng mo hoặc kính hàn để che và quan sát hồ quang khi chúng xuất hiện.

Tiến hành mồi: Mổ nhẹ đầu que vào vật hàn và đồng thời nhấc lên 1 chút để que không bị dính vào vật hàn, giữ hồ quang ổn định và di chuyển. Cách khác là quẹt que trên bề mặt, khi xuất hiện hồ quang thì tiến hành giữ ổn định và di chuyển.

Lưu ý khi mồi mà bị dính que thì tăng dòng hàn lên, hoặc kiểm tra đầu que hàn có bị rớt mất thuốc không.

4. Kiểm soát chiều dài hồ quang và di chuyển que

Thực chất là giữ khoảng cách từ vật hàn tới đầu que hàn kết hợp với dao động và di chuyển que hàn, vì que hàn sẽ ngắn dần đi, nên tay chúng ta phải thực hiện đồng thời dao động ngang, nghiêng góc que để quan sát vũng hàn lắng đọng và di chuyển cùng với nhấn xuống từ từ. Đây là thao tác khó nhất trong khi hàn, đòi hỏi thợ hàn phải luyện tay dần dần, và biết cách quan sát vũng hồ quang.

Kỹ thuật dao động: Tùy thuộc vào biên dạng và yêu cầu độ sâu ngấu mà ta có thể áp dụng các kiểu dao động, dao động kiểu lò xo, kiểu vòng cung, kiểu bước khóa, kiểu móc, kiểu đi thẳng…

5. Kỹ thuật hàn điện- kết thúc mối hàn.

Một yêu cầu quan trọng nữa là khi kết thúc mối hàn, chúng ta phải dao động bù điểm cuối cùng, thường sẽ đẩy lên dao động kép điểm cuối, vừa tránh bị rút- nứt cục bộ, vừa tránh hụt điểm kết thúc.

Trên đây là những điều cơ bản nhất cho 1 thợ hàn mới bắt đầu, văn ôn võ luyện”- như vậy chúng ta cần thực hàn nhiều thì sẽ lên tay nghề.

Chúc các bạn thành công.

Liên hệ với chúng tôi nếu các bạn quan tâm đến kĩ thuật hàn, hoặc que hàn đặc biệt cho các ứng dụng hàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan