Kỹ thuật hàn dao động

Kỹ thuật hàn dao động là một phần không thể thiếu đối với thợ hàn, tùy từng mối hàn và tư thế mà thợ hàn sẽ áp dụng những kiểu dao động khác nhau.

Khái niệm ban đầu cho thợ hàn điện mới bắt đầu – bấm vào đây.

Khi hàn thì tay thợ hàn phải thực hiện đồng thời 3 chuyển động, tịnh tiến que theo góc nghiêng, dao động sang hai bên để đạt chiều rộng mối hàn, và hạ thấp khi que hàn ngắn dần.

Kỹ thuật hàn dao động mà thợ hàn phải có những hiểu biết cơ bản sau đây để áp dụng từng loại cho mối hàn của mình.

 

1.Đi thẳng

 Dùng để hàn kim loại mỏng, hàn lớp lót trong mối hàn nhiều lớp, hàn đắp.

2. Dao động hình răng cưa

Khống chế được tính lưu động của kim loại nóng chảy và khống chế độ rộng cần thiết cho mối hàn, do đó tạo hình mối hàn tốt. Dùng trong hàn bằng, hàn đứng, hàn trần.

3. Dao động tam giác

Hàn vát cạnh ở vị trí hàn ngang và hàn góc ở vị trí hàn bằng và hàn trần, hàn hình tam giác cân thích hợp khi hàn đứng có vát cạnh và hàn đứng mối hàn góc.

4. Dao động rãnh vuông

Gia nhiệt  tăng cường cho cả hai bên mép hàn. Hàn một mặt mối hàn hình chữ T có vát cạnh.

5. Dao động hình số 8

Hàn mối hàn góc một lớp, nó cho phép gia nhiệt đều cả hai mép cạnh.

6. Dao động nửa tròn

Đốt nóng ở một cạnh mép hàn, được sử dụng khi hàn các vật hàn có chiều dày khác nhau.

7. Dao động tròn

Giúp kim loại nóng chảy có nhiệt độ cao, đảm bảo các khí tan trong vùng hàn thoát ra và xỉ hàn nổi lên. Được sử dụng trong mối hàn tương đối dày.

8. Dao động xoắn ốc

Đưa que hàn hình xoắn ốc giúp tâm mối hàn được nung nóng, thường sử dụng nó khi kết thúc mối hàn.

Trên đây là tác dụng của các kiểu dao động hàn, thợ hàn hãy lựa chọn cho mình thao tác phù hợp để đạt được mối hàn tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan